"Hào quang nghề tổ chức sự kiện, đôi khi phải đánh đổi bằng cả máu và nước mắt

Ngày đăng: 03:43 PM 07/10/2019 - Lượt xem: 798

"Hào quang nghề tổ chức sự kiện, đôi khi phải đánh đổi bằng cả máu và nước mắt"! 
 Mọi người thường trầm trồ khen ngợi những sự kiện hoành tráng, nhưng ít ai hiểu được một điều rằng: đằng sau những sự kiện công phu như thế là biết bao công sức mà những người làm tổ chức sự kiện đã đổ ra, đôi khi là cả máu và nước mắt.

 

Tuy là một nghề khá mới mẻ tại Việt Nam trong những năm gần đây, tổ chức sự kiện đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, với với biết đến là một nghề có thu nhập khá cao. Cũng chính vì thế, dần dần nghề này được nhiều bạn trẻ yêu thích, và lựa chọn dấn thân bằng việc trở thành một thành viên hoặc mở một công ty sự kiện.

 

 Sai một ly, đi một… chương trình!
Để có được một chương trình trực tiếp trong 3 – 4 tiếng diễn ra hoàn hảo sinh động với những hình ảnh bắt mắt, ánh đèn lung linh, sân khấu hoành tráng… phía sau đó là những con người đang lao động chăm chỉ từ trước đó 4 - 7 ngày chuẩn bị hoàn hảo nhất cho một sự kiện.

 

 Một sự kiện tổ chức phải kiểm soát tốt mọi thứ để đảm bảo mọi việc diễn ra đúng kế hoạch. Nó không sung sướng như những gì người ta cảm nhận từ ánh sáng sân khấu, mà là những giây phút căng thẳng, bình tĩnh và tỉnh táo để xử lý mọi tình huống có thể xảy ra. Chỉ một sự sơ xuất nhỏ hoàn toàn có thể phá hỏng một chương trình lớn

 

 "Hậu trường thì vô vàn câu chuyện để kể lắm. Nhỏ nhất như chuyện MC đến muộn trong một lần lên sóng trực tiếp, hoặc đang đến phần quan trọng nhất thì người phụ trách phần đó chưa đến. Chỉ một chuyện nhỏ thế thôi cũng khiến toàn bộ ekip thông báo với nhau nóng hết cả tai qua bộ đàm rồi. Hay là khi đến phần key moment, đạo cụ được đưa lên sân khấu bỗng có vấn đề về điện, thì toàn bộ ekip phải khắc phục thật nhanh vấn đề đấy",

 

 Nghề tổ chức sự kiện được ví như bạn làm phi công vậy, càng tích lũy được nhiều giờ bay bạn càng chắc tay lái. Tổ chức sự kiện buộc các bạn phải có kinh nghiệm, bởi khi gặp phải một sự cố gì các bạn mới có thể kiểm soát được tình hình. Một sự kiện không phải lúc nào cũng được diễn ra suôn sẻ theo kịch bản đã xây dựng mà đến lúc tiến hành thực hiện luôn luôn có một chút vấn đề nhỏ sẽ bị thay đổi hoặc thay thế và phải chuẩn bị sẵn sàng mọi phương án có thể.

 

Vì vậy, người làm sự kiện luôn trong trạng thái tập trung 24/24 khi sự kiện đang diễn ra để sẵn sàng ứng phó với những tình huống không lường trước đó. Họ luôn là người tới sớm nhất và ra về trễ nhất để đảm bảo cho sự kiện được diễn ra suôn sẻ đến phút cuối cùng.

Ăn lúc nào?  Ngủ lúc nào?  Thức lúc nào? 

 

7h sáng thức, 6h tối thức, 12h đêm thức, 3h sáng thức. Chuyện ăn quá bữa diễn ra như cơm bữa. Câu chuyện việc 18h ngày khi tổ chức một sự kiện quá là điều bình thường. Bất cứ nơi nào cũng có thể tận dụng làm bàn ăn, hay làm giường tranh thủ chợp mắt. Nên kỹ năng rèn luyện ăn ngủ và kể cả thức như một người lính khi báo động trực chiến là cần thiết cho những người làm tổ chức sự kiện.

 

 "Thậm chí, những ai làm trong mảng setup sân khấu thậm chí phải ngủ lại ở đấy hằng đêm. Còn những người bạn nghĩ chỉ cần ngồi bấm nhạc thôi thì không phải thế đâu, họ phải đau đầu suy nghĩ lựa chọn chất liệu âm nhạc nữa. Nếu khối lượng công việc của bạn lớn thì hầu như không có phút giây nào bạn có thể thảnh thơi được", vị đạo diễn chia sẻ.

Tạm kết 
Khó khăn là vậy nhưng chỉ có yêu nghề, có tâm với nghề là những gì những người làm tổ chức sự kiện những khó khăn và thách thức, đôi khi là những cám dỗ trong nghề nghiệp. Chỉ có sự nhiệt huyết không thôi thì không đủ, chính tình yêu nghề và cái tâm với nghề sẽ giúp bạn tạo nên một sự kiện thành công.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và văn bản

Facebook